Binh lực Chiến_dịch_phản_công_Salsk-Rostov

Quân đội Liên Xô

  • Phương diện quân Nam nguyên là Phương diện quân Stalingrad do thượng tướng A. I. Yeryomenko làn tư lệnh, thiếu tướng I. S. Varennikov làm tham mưu trưởng và Ủy viên Bộ chính trị N. S. Khrushev làm ủy viên hội đồng quân sự là lực lượng chủ công của chiến dịch này với 1 tập đoàn quân cận vệ, 2 tập đoàn quân binh chủng hợp thành và một quân đoàn xe tăng. Biên chế cụ thể gồm có:
    • Tập đoàn quân cận vệ 2 do các trung tướng Ya. G. Kreiser và R. Ya. Malinovsky lần lượt chỉ huy, trong biên chế có:
      • Quân đoàn bộ binh cận vệ 1 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 24, 33 và sư đoàn bộ binh 98;
      • Quân đoàn bộ binh cận vệ 13 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 3, 49 và sư đoàn bộ binh 387;
      • Quân đoàn kỵ binh 4 gồm các sư đoàn kỵ binh 68, 81, trung đoàn pháo chống tăng 146 và trung đoàn pháo binh 4;
      • Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 gồm các lữ đoàn cơ giới cận vệ 4, 5, 6; các trung đoàn xe tăng cận vệ 21, 22, các tiểu đoàn cơ giới 54, 408 và trung đoàn pháo chống tăng 117 (cận vệ)
      • Quân đoàn xe tăng cận vệ 3 gồm các lữ đoàn xe tăng cận vệ 3, 18, 19, lữ đoàn cơ giới 2, trung đoàn pháo tự hành cận vệ 3, trung đoàn pháo binh 324.
      • Các trung đoàn bộ binh 52, 128, 223 trực thuộc Tập đoàn quân.
      • Quân đoàn cơ giới 6 gồm các lữ đoàn cơ giới 51, 54, 56, các trung đoàn xe tăng 77, 78, trung đoàn cơ giới 63, trung đoàn chống tăng 417, trung đoàn súng cối 41 và tiểu đoàn cơ giới trinh sát 409
      • Sư đoàn bộ binh 300.
      • Sư đoàn pháo phòng không 15 gồm các trung đoàn 281, 342, 723 và 1264.
      • Các trung đoàn pháo binh hạng nặng 648 và 506;
      • Các trung đoàn pháo phản lực 1059, 1100 và 1101;
      • Các trung đoàn pháo súng cối 23, 48, 88 và 90;
      • Các trung đoàn pháo chống tăng 435, 535 và 1260.
    • Tập đoàn quân 28 do trung tướng V. F. Gerasimenko là tư lệnh, trong biên chế có:
      • Sư đoàn bộ binh cận vệ 34;
      • Sư đoàn bộ binh 248;
      • Các lữ đoàn bộ binh xung kích 52, 78, 79, 98, 99 và 116
      • Lữ đoàn xe tăng cận vệ 6;
      • Trung đoàn xe tăng 51;
      • Tiểu đoàn xe tăng 565;
      • Các tiểu đoàn cơ giới 30, 33, 35 và 46.
      • Các trung đoàn pháo binh 483, 484, 485.
      • Trung đoàn pháo binh cận vệ 76.
    • Tập đoàn quân 51 do thiếu tướng N. I. Trufanov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Các sư đoàn bộ binh 87, 91, 126, 302;
      • Lữ đoàn bộ binh xung kích 76;
      • Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 gồm các lữ đoàn cơ giới cận vệ 7, 8, 9, các trung đoàn xe tăng cận vệ 41, 42, trung đoàn cơ giới 61, trung đoàn pháo tự hành 44, trung đoàn pháo chống tăng 334.
      • Quân đoàn xe tăng 13 gồm các lữ đoàn xe tăng 13 và 17, các lữ đoàn cơ giới 61 và 62;
      • Lữ xe tăng 56 trực thuộc Tập đoàn quân.
      • Các trung đoàn pháo binh 491, 492, 665;
      • Trung đoàn pháo chống tăng 1246;
      • Các trung đoàn pháo phản lực 125, 486;
      • Các trung đoàn súng cối cận vệ 2, 51 và 80;
      • Sư đoàn pháo phòng không 2 gồm các trung đoàn pháo phòng không 1.069, 1.113, 1.117 và trung đoàn phòng không cận vệ 77;
    • Tập đoàn quân không quân 8 do trung tướng T. T. Khryukin chỉ huy, trong biên chế có:
      • Sư đoàn không quân 2 gồm trung đoàn tiêm kích 201 và trung đoàn cường kích 214
      • Các trung đoàn tiêm kích 235, 268, 287
      • Các trung đoàn cường kích 206, 226
      • Các trung đoàn nám bom cận vệ 270, 289 và 272
      • Các tung đoàn ném bom ban đêm 8 và 932;
      • Trung đoàn không quân trinh sát 678;
      • Các trung đoàn phục vụ mặt đất 31 và 32.
  • Phương diện quân Bắc Kavkaz (nguyên là Cụm tác chiến Bắc Kavkaz) có một tập đoàn quân tham gia chiến dịch:
    • Tập đoàn quân 44 do thiếu tướng V. A. Khomenko chỉ huy, trong biên chế có:
      • Quân đoàn bộ binh 9 gồm các lữ đoàn bộ binh 43, 157 và 256;
      • Các sư đoàn bộ binh 223, 271, 320, 347, 409, 414 và 416;
      • Lữ đoàn bộ binh cận vệ 7
      • Các lữ đoàn xe tăng 2, 15, 63;
      • Trung đoàn xe tăng 225;
      • Các tiểu đoàn xe tăng độc lập 132, 249, 488;
      • Lữ đoàn pháo chống tăng 43;
      • Các tiểu đoàn trinh sát co giới 16 và 66;
      • Trung đoàn pháo hạng nặng 960;
      • Trung đoàn pháo phản lực 4;
      • Các trung đoàn pháo binh 268, 1231 và 1232;
      • Các trung đoàn pháo chống tăng 29, 34, 103, 418, 419, 747 và 1115;
      • Các trung đoàn súng cối 14 và 17
      • Các trung đoàn phòng không 133 và 1285.

Quân đội Đức Quốc xã

Ngay sau khi không hoàn thành nhiệm vụ trong Chiến dịch Bão Mùa đông với những thiệt hại không nhỏ, Tập đoàn quân xe tăng 4 lại phải lao ngay vào mặt trận Bắc Kavkaz để yểm hộ phía sau cho Tập đoàn quân xe tăng 1 rút quân với nhiệm vụ phải giữ được hành lang Bataisk - Rostov - Novocherkassk có ý nghĩa sống còn đối với Cụm tập đoàn quân A. Lần này, Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) được tăng viện thêm Quân đoàn xe tăng 48 và sư đoàn xe tăng 17 rút từ Cụm tác chiến Hollidt. Các sư đoàn cơ giới 16 và SS "Wiking" trước đây giao cho Tập đoàn quân xe tăng 1 cũng được trả về hạ lưu sông Đông. Binh lực của hai Cụm tập đoàn quân A và Sông Đông tham gia phòng ngự tại dải Salsk - Rostov gồm có:

  • Tập đoàn quân xe tăng 4 do tướng Hermann Hoth chỉ huy, trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 48 của tướng Otto von Knobelsdorff gồm:
      • Sư đoàn xe tăng 11 của tướng Hermann Balck;
      • Sư đoàn xe tăng 6 của tướng Erhard Raus, từ tháng 2 năm 1943 do tướng Walther von Hünersdorff chỉ huy;
      • Sư đoàn bộ binh 336 của tướng Walther Lucht;
      • Sư đoàn đổ bộ đường không 7
    • Quân đoàn xe tăng 57 của tướng Friedrich Kirchner gồm:
      • Sư đoàn xe tăng 17 của tướng Fridolin von Senger und Etterlin;
      • Sư đoàn xe tăng 23 của tướng Nikolaus von Vormann;
      • Sư đoàn xe tăng cận vệ SS "Wiking" của tướng SS Felix Steiner.
    • Quân đoàn bộ binh 29 của tướng Hans von Obstfelder gồm
      • Sư đoàn bộ binh 79 của tướng Gustav-Adolf von Zangen (điều động từ Tập đoàn quân 7 đóng ở Brittany (Pháp) sang
      • Sư đoàn bộ binh 117.
      • Sư đoàn đổ bộ đường không 15 của tướng Willibald Spang
    • Sư đoàn cơ giới 16 của tướng Graf von Schwerin (trực thuộc)
  • Tập đoàn quân xe tăng 1 do tướng Eberhard von Mackensen chỉ huy, trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 3 của tướng Hermann Breith gồm:
      • Sư đoàn xe tăng 7 của tướng Hans Freiherr von Funck (lấy từ lực lượng dự bị của Cụm tập đoàn quân Sông Đông)
      • Sư đoàn xe tăng 13 của tướng Wilhelm Crisolli
      • Sư đoàn xe tăng 19 của Gustav Schmidt (lấy từ Cụm tác chiến Hollidt)
    • Quân đoàn cơ giới 40 (nguyên là Quân đoàn xe tăng 40) của tướng Gotthard Heinrici gồm:
      • Sư đoàn xe tăng 3 của tướng Franz Westhoven;
      • Sư đoàn kỵ binh Cossack;
      • Sư đoàn bộ binh 304 của tướng Ernst Sieler.
    • Quân đoàn bộ binh 52 của tướng Eugen Ott gồm:
      • Sư đoàn bộ binh 50 của Friedrich Schmidt;
      • Sư đoàn bộ binh 370 của tướng Fritz Becker;
      • Sư đoàn bộ binh 111 của tướng Hermann Recknagel.